Lịch khám thai xét nghiệm cần thiết - Chị em cần phải nhớ

August 20, 2019
Khám thai

Trong thai kỳ, người mẹ không chỉ cần ăn uống nghỉ ngơi hợp lý mà còn cần theo dõi tình trạng thai nhi của em bé thông qua những hoạt động khám thai và xét nghiệm. Điều này là hết sức cần thiết và quan trọng vì người mẹ vốn không thể nhìn thấy, cũng rất khó tự mình cảm nhận sự phát triển của em bé trong bụng. Vì thế, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc lịch khám thai và xét nghiệm cần thiết trong quá trình mang thai sau đây.

Lịch khám thai và xét nghiệm cần thiết chị em cần phải nhớ

Theo quy định của Bộ Y Tế, trong một thai kỳ, mẹ bầu phải được khám thai ít nhất 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối gọi là “tam cá nguyệt”. Tuy nhiên nếu khám đầy đủ từ khám thai, siêu âm, xét nghiệm sàn lọc thì phải ít nhất 7 lần với thai kỳ bình thường khỏe mạnh. Còn những thai kỳ nguy cơ cao như tim sản, cao huyết áp… thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Khám thai lần đầu tiên

Sau khoản 2 tuần chậm kinh và thử thai bằng que được 2 vạch, người mẹ cần đi khám để xác định có thai hay không, đơn thai hay đa thai. Lần siêu âm thai này khẳng định thai có đang phát triển hay không, bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng sức khỏe chung của mẹ các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, cả chi tiết về những lần sinh và thụ thai trước đó, các vấn đề về sinh sản mà mẹ từng gặp phải. Đây cũng là thời điểm bác sĩ đưa ra dự báo về ngày dự sinh chính xác nhất. Ngày dự sinh đưa ra vào những thời điểm càng trễ hơn thì độ chính xác càng thấp hơn.

Lần khám thai thứ 2

Mẹ bầu cần đi khám lần 2 ở giữa tuần 11 - 13. Đây là một mốc khám thai cực kỳ quan trọng, là một trong 3 mốc “bắt buộc” phải có trong thai kì.

Trong lần khám này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để tính ngày thụ thai chính xác và xem thai nhi có phát triển hay không? Bác sĩ cũng sẽ thực hiện xét nghiệm đo độ mờ da gáy, kết hợp với tuổi mẹ để làm xét nghiệm Double test tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ.

Chú ý: Mỗi lần khám thai đều phải làm xét nghiệm nước tiểu, đo cân nặng và huyết áp, đo chiều cao tử cung. Xét nghiệm máu có thể được chỉ định tùy tình trạng thai phụ.

Lần khám thai thứ 3

Ở tuần 16 - 18, mẹ sẽ được thăm khám thông thường và theo dõi tình hình phát triển của thai nhi. Dựa vào tình trạng sức khoẻ của mẹ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần, chẳng hạn xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down bằng xét nghiệm máu (NTD).

Xét nghiệm này không phải là chẩn đoán tình trạng thai mà chỉ cho biết thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể và có cần phải làm thêm xét nghiệm khác nữa không. Những dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng từ tuần lễ thứ 15 -19 thai kỳ. Thai càng lớn hơn, các dị tật dị dạng sẽ khó quan sát hơn.

Lần khám thai thứ 4

Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Hầu hết các cơ quan bên trong thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình thường. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.

3 tháng giữa là thời điểm lý tưởng để thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ khoa thích hợp mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc không làm cho sanh non như khâu vòng cổ tử cung ở những bà mẹ bị hở eo tử cung, phẫu thuật bóc hoặc cắt khối u buồng trứng ở những bà mẹ có khối u buồng trứng.

Lần khám thai thứ 5

Sản phụ cần khám lần 5 ở tuần 26. Ngoài việc thăm khám như những lần khám trước, người mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu sanh lần thứ 2.

Ngoài ra, thai phụ trên 25 tuổi nên được test dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ giữa tuần 25 và 28.

Ngoài ra, mẹ còn có thể phải làm các xét nghiệm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu….

Lần khám thai thứ 6

Ở tuần 31 đến 32, sản phụ vẫn tiến hành khám, theo dõi và làm siêu âm lần cuối cùng.

Khám thai vào thời điểm này là để chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ… từ đó có thể tiên lượng được cuộc sanh sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì? Ngoài ra những thai kỳ nguy cơ cao đã có thể phát hiện được và từ đó cho nhập viện sớm trước ngày dự sanh.

Qua siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não. Khi siêu âm, bác sĩ còn kiểm tra tình trạng dây nhau, vị trí nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít).

Cũng trong lần khám này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2.

Lần khám thứ 7

Bước sang tuần 36, sản phụ bắt buộc phải đi khám theo dõi để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ đẻ. Có thể chuẩn bị cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần) đối với những trường hợp phải sanh mổ như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ…

Từ giai đoạn này trở đi, mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa. Việc của mẹ lúc này là giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ và nghỉ ngơi thật tốt, vì chẳng còn bao lâu nữa mẹ sẽ đón con chào đời.

Chú ý: Lịch khám thai trên đây là thông tin chung nhất, các mẹ cần tuân thủ lịch hẹn khám và tái khám của bác sĩ trực tiếp thăm khám cho mẹ. Tuỳ tình trạng sức khoẻ của mẹ và em bé mà bác sĩ có thể có những chỉ định khác.

Trên đây là những chia sẻ về lịch khám xét nghiệm cần thiết mà tất cả các chị em đang chuẩn bị làm mẹ lên biết. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên. Hãy gọi điện tới số điện thoại: 0977 475 996 - 0836 633 399 Để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giải đáp miễn phí.

Hashtag: #dakhoayhocquocte #phongkhamdakhoayhocquocte #khamthai #sieuam

Bác sĩ Dương Thị Thắng

Chức Vụ Bằng Cấp

  • Tốt nghiệp đại học Y Thái Nguyên
  • Chuyên khoa cấp I nội khoa
  • Chuyên khoa phục hồi chức năng.
  • Chứng chỉ siêu âm.
  • Bác sĩ học chuyên khoa I nội tại Học viện Quân Y, từng làm việc tại Bệnh viện Quân Y 354 Hà Nội
  • Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.

Trình Độ Chuyên Môn

Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Dương Thị Thắng đã tích lũy nguồn kiến thức sâu rộng, khéo léo kết hợp những kiến thức chuyên môn cùng những phương pháp trị liệu tiên tiến để mang đến kết quả chính xác trong chuẩn đoán và hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân  

Sở Trường Chuyên Môn

  • Khám chữa bệnh nội khoa tổng hợp
  • Khám chữa bệnh vật lý trị liệu và phục hồi chức năng kết hợp đông tây y và cấy chỉ.
  • Siêu âm nội khoa và sản phụ khoa.

Quá Trình Công Tác

  • Năm 1993: Tốt nghiệp đại học Y Thái Nguyên hệ chính quy
  • Từ 1993 - 2002: Bác sĩ học tập thêm nhiều bằng cấp: Tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 nội khoa; Chuyên khoa phục hồi chức năng; Chứng chỉ siêu âm.
  • Từ 2003-2005 học chuyên khoa I nội tại Học viện Quân Y
  • Năm 2006 chuyển về làm việc tại bệnh viện Quân Y 354 Hà Nội.

Những Thành Tích Đạt Được

  • Có 25 năm kinh nghiệm công tác chuyên ngành nội tổng hợp – phục hồi chức năng và siêu âm.
  • Nhận được rất nhiều khen thưởng: Huân huy chương chiến công hạng nhất, nhì, ba
  • Đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến nhiều năm

Hashtag: #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquocte #bacsiduongthithang

Bài viết liên quan