9 bước khám thai của bộ y tế các mẹ bầu không nên bỏ lỡ

August 20, 2019
Khám thai

9 bước khám thai theo quy định của bộ y tế sẽ giúp mẹ bầu biết được tình trạng thai nhi có ổn định không. Rất nhiều thai phụ nhầm lẫn việc khám thai là đi siêu âm kiểm tra thai. Thực tế, mỗi lần đi khám thai thường bao gồm nhiều bước khác nhau, tùy thuộc vào tuổi thai nhi và cơ sở y tế. Tuy nhiên, hầu hết các lần thăm khám đều tuân thủ theo các bước khám thai cơ bản dưới đây.

9 bước khám thai cơ bản mẹ bầu cần nên biết?

Khám thai muốn đạt được kết quả tốt và chính xác cần được thực hiện theo quy trình với các bước khám thai cơ bản. Chính vì vậy, trước khi đi thăm khám, mẹ bầu cần lưu ý tìm hiểu để nắm rõ những bước thăm khám cơ bản sau đây.

Bước 1: Hỏi thông tin

Hỏi là bước đầu tiên trong quy trình 9 bước khám thai cơ bản. Đây là việc làm quan trọng giúp bác sỹ, điều dưỡng biết được những thông tin cần thiết từ phía thai phụ. Từ đó có những chẩn đoán ban đầu và quyết định những xét nghiệm hay hành động khám thai cần thực hiện.

Người khám thường hỏi về các thông tin sau:

- Khám thai 3 tháng đầu: Hỏi thông tin cơ bản của thai phụ bao gồm tên tuổi, nghề nghiệp, quê quán, địa chỉ, điều kiện sống, hôn nhân, trình độ văn hóa. Hỏi về các dấu hiệu: dấu hiệu cảnh báo có thai, tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh tật, các thuốc sử dụng gần nhất,...

- Khám thai 3 tháng giữa: Hỏi về hiện tượng thai máy và những thay đổi trong cơ thể, các dấu hiệu bất thường, tình hình phát triển cân nặng của thai phụ, loại thuốc mà thai phụ đang sử dụng,...

- Khám thai 3 tháng cuối: Hỏi về biểu hiện đạp của thai nhi và tình hình sức khỏe thai phụ, hỏi về cân nặng hay những thay đổi của cơ thể,...

Đọc đến đây, nếu mẹ bầu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về các mốc khám thai quan trọng giúp chẩn đoán chính xác dị tật thai nhi thì có thể tham khảo tại đây.

Bước 2: Quy trình khám thai cần trải qua khám toàn thân

Mỗi lần khám thai, thai phụ thường được khám toàn thân bao gồm: đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, khám tim phổi, khám vú, khám phản xạ,...

Trong bước khám thai này, bác sỹ sẽ xác định tình hình tăng cân của bạn có hợp lý không, liệu có dấu hiệu bất thường gì về sức khỏe không để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bước 3: Khám sản khoa

Trong 9 bước khám thai cơ bản, khám sản khoa là bước quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán được nhiều thông tin về sức khỏe của mẹ bầu và em bé.

Khám sản khoa bao gồm các công việc như: Kiểm tra bụng có vết sẹo mổ cũ không, nắn tìm đáy tử cung, các cực của thai, đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai,... Bước khám sản khoa này giúp bác sỹ phần nào xác định được sự phát triển của thai nhi.

Đồng thời, nếu sản phụ có các dấu hiệu bị viêm nhiễm phụ khoa, cũng nên thông báo với bác sỹ để được thăm khám phụ khoa và chỉ định các xét nghiệm cần thiết.

Viêm nhiễm phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nếu bệnh nặng thậm chí có thể dẫn đến xảy thai, sinh non hay ngộ độc thai nhi.

Bước 4: Làm xét nghiệm cần thiết

Các xét nghiệm cần thiết thai phụ cần thực hiện trong các lần khám thai thường bao gồm: Thử protein niệu, đường máu, công thức máu (Hb, Hct), giang mai, HIV, HBsAg,..

Siêu âm tối thiểu 3 lần vào 3 thời điểm quan trọng: Tuần 11 - 13, tuần 22 - 24, tuần 31 - 33 để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể, hình thái thai nhi, dị tật thai nhi,...

Nếu mẹ bầu băn khoăn khám thai gồm bao nhiêu bước và là những bước nào thì tuyệt đối không nên bỏ qua các xét nghiệm cần thiết để chuẩn hóa các kết quả thăm khám.

Bước 5: Tiêm hoặc hướng dẫn tiêm phòng uốn ván

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao được gây ra do trực khuẩn Clostridium tetani.

Hầu hết phụ nữ mang thai cần phải tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ để bảo vệ bản thân và con trong bụng.

Phụ nữ khi đang ở độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ chính bà bầu và cả trẻ sơ sinh. Tổng số lần tiêm là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thời điểm thai nghén của từng người.

9 bước khám thai cho thai phụ chưa từng tiêm phòng uốn ván cần phải tiêm 2 mũi, mỗi lần tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng và tiêm trước sinh ít nhất 15 ngày.

Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc trước đây tiêm 1 mũi (trong lần mang thai trước) thì cần thiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Nếu khi còn nhỏ bạn đã được tiêm chủng bạch hầu, ho gà, uốn ván thì chỉ cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc 5.

Nếu thai phụ từng tiêm phòng 3 đến 4 mũi uốn ván trước đó, trong đó lần tiêm cuối cùng trước đó trên 1 năm, thì cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

Với thai phụ đã tiêm trên 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung nữa. Trong trường hợp mũi thứ 5 tiêm đã trên 10 năm thì cần tiêm nhắc lại.

Nếu là lần đầu tiên đi khám thai và chưa biết khám thai như thế nào thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể các mũi tiêm phòng bắt buộc, vì việc làm này rất quan trọng.

Bước 6: Cung cấp thuốc canxi, sắt, axit folic, …

Phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt, axit folic, thuốc phòng sốt rét,... trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Nhu cầu sắt ở bà bầu: thông thường, thai phụ cần bổ sung từ 30 – 60 mg sắt/ngày tùy thuộc từng người.

Nhu cầu canxi ở bà bầu: theo khuyến cáo của WHO năm 2013, nhu cầu canxi cho phụ nữ mang thai từ tuần 20 trở đi là 1500 – 2000 mg/ngày, chia làm 3 lần uống trong các bữa ăn (do lượng Canxi mà cơ thể có thể hấp thu chỉ khoảng 500mg/lần, nếu uống liều cao hơn cơ thể cũng không thể hấp thu hết).

Nhu cầu axit folic ở bà bầu: nhu cầu axit folic ở phụ nữ mang thai khoảng 400 - 600 mcg/ngày tùy thuộc từng người

Bước 7: Các bước khám thai bao gồm cả hướng dẫn vệ sinh thai nghén

Rất nhiều mẹ bầu không quan tâm nhiều đến kiến thức vệ sinh thai nghén, tuy nhiên đây là một bước quan trọng trong 9 bước khám thai cơ bản, giúp mẹ bầu có được những kiến thức cần thiết trong thai kì.

Khi có thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi vì vậy cần có những chế độ dinh dưỡng, vệ sinh khác bình thường để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bình thường của cả hai mẹ con.

Trong mỗi lần khám thai, thai phụ sẽ được bác sỹ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi và làm việc, chế độ sinh hoạt, cách đi đứng phù hợp khi mang thai, nên vệ sinh thân thể, vệ sinh vùng kín như thế nào.

Bước 8: Điền vào sổ, ghi phiếu, điền bảng quản lý thai ky

Đây là công việc cần thiết giúp bác sỹ theo dõi và nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong từng giai đoạn phát triển. Đồng thời lập kế hoạch chăm sóc, tiên lượng và chuẩn bị tốt cho ngày sinh, đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra khi chuyển dạ.

Bước 9: Thông báo kết quả khám, hẹn lịch khám lại

Sau khi trải qua các bước khám thai nêu ở trên, thai phụ sẽ được bác sỹ thông báo kết quả, tư vấn và hẹn lịch khám lần tiếp theo. Nếu trong kết quả xét nghiệm có gì bất thường, bác sỹ cũng sẽ kịp thời tư vấn biện pháp xử lý kịp thời.

Nếu bạn đọc có bất kì thắc mắc gì về quy trình khám thai cơ bản, hoặc muốn được tư vấn chi tiết hơn về khám thai, vui lòng gọi đến hotline 0977 475 996 – 0836 633 399 hoặc đăng ký tư vấn trực tiếp tại đây!

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế là đơn vị công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Tại đây, bạn sẽ được khám, chữa và tư vấn 9 bước khám thai cơ bản bởi đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Cùng với đó, phòng khám sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại và tân tiến. Vì vậy người bệnh có thể yên tâm khám và chữa bệnh.

Hashtag: #dakhoayhocquocte #phongkhamdakhoayhocquocte #khamthai #sieuam

Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế

Chức Vụ Bằng Cấp

  • Tốt nghiệp đại học y Thái Bình
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ - kế hoạch hóa gia đình”.
  • Trưởng khoa nam học - vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình.

Trình Độ Chuyên Môn

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, từng làm việc tại các bệnh viện của các tỉnh thành, bác sĩ đã tích lũy được nguồn kiến thức sâu sắc, luôn không ngừng học hỏi, trao đổi kiến thức, các đề tài nghiên cứu... Bác sĩ luôn được bệnh nhân tin tưởng, gửi trọn niềm tin yêu.        

Sở Trường Chuyên Môn

  • Chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa
  • Điều trị vô sinh – hiếm muộn
  • Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: phá thai an toàn dưới 12 tuần tuổi.
  • Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…

Quá Trình Công Tác

  • 1998: Tốt nghiệp Đại học Y Thái Bình
  • 2003: Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa
  • 2005: Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ - kế hoạch hóa gia đình”.
  • 2010: Trưởng khoa nam học - vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình.
  • Có hơn 20 năm kinh nghiệm lâm sàng trong chẩn đoán, điều trị, tư vấn các vấn đề phụ khoa, vô sinh, KHHGĐ, thực hiện phá thai an toàn.

Những Thành Tích Đạt Được

  • Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế nhận được rất nhiều giấy khen, bằng khen từ Ban lãnh đạo Tỉnh, thành phố nơi bác sĩ từng công tác.
  • Luôn giữ vững tinh thần hướng đến chăm sóc sức khỏe cho người bệnh là nghĩa vụ của bản thân, bác sĩ Huế không ngừng phấn đấu vì sự nghiệp ngành y cao cả.

Hashtag: #bsphukhoagioi #phongkhamdakhoayhocquocte #bacsidinhthiquynhhue

Bài viết liên quan